nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-chay-quang-cao

Những Điều Cần Biết Trước Khi Chạy Quảng Cáo

Có bao giờ bạn tra một điều gì đó trên Google, rồi bạn lại quay lại lướt mạng xã hội như Facebook hay Instagram thì đột nhiên thấy một quảng cáo rất liên quan đến thứ bạn vừa tra? Đó chính là sự lợi hại của quảng cáo trên mạng xã hội khi chúng ngày càng hiểu người dùng. Ngày nay, nghề chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như thế cũng đang thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Nếu như bạn đang định lấn sân sang ngành chạy quảng cáo, liệu bạn có biết những điều cần biết trước khi chạy quảng cáo chưa? Hãy cùng DMC – Digital Marketing Agency tìm hiểu nhé!

Chạy quảng cáo là gì – những điều cần biết trước khi chạy quảng cáo?

Chạy quảng cáo là hình thức quảng cáo có trả phí trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Youtube, Tiktok,… để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể. Người chạy quảng cáo thường dựa trên các tiêu thức như nhân khẩu học, địa lý, độ tuổi, sở thích,… để target đúng đối tượng khách hàng mục tiêu tùy theo sản phẩm đang cần chạy quảng cáo.

Thông thường, bạn sẽ phải trả tiền tính theo các lượt click, lượt like hay số tin nhắn mà khách hàng tiềm năng nhắn cho bạn. Nói chung, mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có những cách tính khác nhau. Việc bạn cần làm là xem xét xem cách tính phí nào là tối ưu hóa được lợi nhuận nhất thì chọn.

Xem thêm: Dịch vụ chạy quảng cáo Online

Nên chạy quảng cáo trên nền tảng nào?

Có khá nhiều nền tảng mà bạn có thể sử dụng để chạy quảng cáo. Bạn có thể lựa chọn một nền tảng quảng cáo phù hợp nhất với sản phẩm của doanh nghiệp bạn hoặc lựa chọn quảng cáo đa kênh nếu cần thiết. Cơ bản, sẽ có những nền tảng quảng cáo cơ bản như sau:

Chạy quảng cáo Google – Google Ads

Google Ads là một trong những nền tảng chạy quảng cáo Online có thể nhận định là khó biến mất dù có sự xuất hiện của bất cứ ứng dụng nào vì nó chiếm khoảng hơn 90% thị phần lượt tìm kiếm trên toàn thế giới, và dù bạn có là ai, có ở độ tuổi nào hay có sở thích thế nào thì bạn vẫn cần tìm kiếm thông tin trên Google.

Chạy quảng cáo Google là một dạng quảng cáo phải trả phí dựa trên cách thức tính phí theo số lượt nhấp vào quảng cáo của người dùng (CPC). Hình thức quảng cáo này có những điểm nổi bật khiến cho những người làm nghề chạy quảng cáo và các doanh nghiệp vẫn luôn ưa chuộng như lượng người dùng khổng lồ, giảm thiểu chi phí tìm kiếm khách hàng tiềm năng thấp do chỉ tính phí khi người dùng đi đến trang đích. Hơn nữa tỷ lệ chuyển đổi của Google Ads cao hơn so với các nền tảng khác.

nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-chay-quang-cao
Chạy quảng cáo Google Ads

SEO

Nếu như Google Ads là hình thức trả phí trên cho Google để Google ưu tiên hiển thị các nội dung liên quan đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm thì SEO lại là việc thực hiện các hình thức nhằm tối ưu hóa bài viết của bạn để Google có thể đưa nó lên top tìm kiếm khi người dùng tìm từ khóa liên quan.

Đây là một cách tạo dựng độ uy tín cho Website của bạn rất tốt nếu bạn có những bài viết chất lượng và được lên top tìm kiếm. Đồng thời, bạn sẽ không cần phải trả phí cho Google mà người dùng vẫn có thể tìm đến bạn thông qua các từ khóa.

Tuy nhiên, so với Google Ads có hiệu quả ngay lập tức thì SEO lại mang lại hiệu quả sau một khoảng thời gian khá lâu, đòi hỏi bạn phải thực sự kiên trì. Bên cạnh đó, để có thể SEO được một trang Web tốt và có những bài đạt top tìm kiếm thì đòi hỏi bạn phải có chuyên môn thực sự tốt và có đầu tư kỹ lưỡng.

Chạy quảng cáo Facebook – Facebook Ads

Nếu như Google là công cụ tìm kiếm được nhiều người dùng nhất thì về mảng mạng xã hội, chắc chắn ta phải kể đến Facebook. Theo các báo cáo về số lượng người dùng mạng xã hội, có đến hơn 2 tỷ người đang dùng Facebook và số lượng này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, lựa chọn quảng cáo trên Facebook cũng là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

Vì người dùng thường lên Facebook để giải trí cũng như tương tác nên so với Google, độ tương tác của Facebook sẽ cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, trên Facebook, nhà quảng cáo có thể tận dụng các trend đang thịnh hành vào từng thời điểm để chạy quảng cáo và lôi kéo sự tương tác của người dùng một cách hiệu quả.

Hơn nữa, việc liên kết giữa Facebook và Website của bạn cũng rất dễ dàng khi bạn chỉ cần gắn link Website trên các bài viết Facebook để thu hút người dùng ghé thăm Website hay cửa hàng của bạn. Vì vậy, Facebook Ads cũng là một công cụ rất tốt để tăng lượt tiếp cận cho Website.

Chạy quảng cáo Tiktok – Tiktok Ads

Những năm gần đây, một ứng dụng mới xuất hiện là Tiktok đã nhanh chóng nổi tiếng và được nhiều người dùng mạng xã hội hưởng ứng vì tính độc đáo của Tiktok. Trên ứng dụng này, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo ra những video do chính tay mình làm ra rồi chia sẻ với mọi người.

Người dùng Tiktok chủ yếu là những người dưới 30 tuổi, phần lớn là gen Z. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có sản phẩm hướng đến những đối tượng này thì đây sẽ là nền tảng quảng cáo được khuyến khích nhất. Các hình thức Tiktok Ads cũng rất đa dạng và chủ yếu dựa trên sự sáng tạo của nhà quảng cáo hoặc doanh nghiệp.

nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-chay-quang-cao
Chạy quảng cáo Tiktok

Những thuật ngữ cơ bản trong quảng cáo cần biết

Trước khi dấn thân vào bất cứ ngành gì, newbie thường sẽ bị choáng ngợp trước những thuật ngữ mà những người trong ngành hay nói với nhau. Vì vậy, trước khi trở thành một nhân viên chạy quảng cáo, hãy để DMC giới thiệu cho bạn những thuật ngữ cơ bản nhất trong ngành này nhé!

  • TVC: Đây là hình thức quảng cáo theo các thước phim có liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang quảng cáo. Mỗi TVC thường chứa một thông điệp nào đó.
  • Print Ads: Hình thức quảng cáo có sử dụng các tác phẩm in ấn có nội dung và hình ảnh rõ ràng để đưa thông điệp của nhãn hàng đến gần hơn với khách hàng.
  • Slogan: Một câu nói ngắn gọn có chứa thông điệp của nhãn hàng. Thông thường, những người làm Marketing khi tạo slogan sẽ sử dụng các lối chơi chữ, tạo hiệu ứng thú vị khiến người đọc nhớ lâu cũng như kích thích sự tò mò của người đọc.
  • Copywriter: Đây là người có nhiệm vụ viết văn bản quảng cáo hoặc viết để sử dụng cho các hình thức Marketing khác nhau.
  • Storyboard: Đây là kịch bản quảng cáo được mô tả bằng hình vẽ để miêu tả rõ ràng cho từng cảnh cần quay.
  • Brief hay còn được gọi là bản tóm tắt ngắn gọn những yêu cầu mà Client đưa cho Agency, trong đó có các thông tin cần thiết để giúp Agency hiểu được tất cả các yêu cầu của Client về chiến dịch Marketing đang thực hiện.
  • Marketing Campaign: Chính là các chiến dịch tiếp thị mà doanh nghiệp đề ra với những mục đích và các công việc rõ ràng.
  • Concept/ Idea: Concept là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn của chiến dịch Marketing. Một concept có thể bao gồm nhiều Idea sáng tạo khác nhau.
  • Porfolio: Là tất cả những dự án nổi bật mà một cá nhân hay Agency quảng cáo từng làm trước đây. Chúng đại diện cho năng lực và những thành tích nổi trội của một cá nhân hoặc của Agency đó
  • Marketing Agency/ Creative Agency: Là những công ty chuyên tư vấn các giải pháp Marketing và phát triển thương hiệu cho các công ty khác. Đây thường được ví von như phòng Marketing thuê ngoài của các doanh nghiệp.
  • Client: Đây chính là khách hàng của các Agency, là những công ty sản xuất hoặc phân phối hàng hóa cần giải pháp và dịch vụ Marketing từ Agency do một số nguyên nhân như chuyên môn hoặc nhân lực.

Tổng kết

Với bất cứ ngành nào, trước khi dấn thân vào thì bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ để không phải bỡ ngỡ trước một môi trường mới. DMC hy vọng bài viết này đã cung cấp một phần nào đó những lưu ý cần biết trong ngành quảng cáo cho bạn.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với DMC thông qua Facebook DMC – Digital Marketing Agency hoặc Hotline 0888.160.868 để được hỗ trợ cụ thể nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888160868