Traffic trong marketing là gì? Tại sao lượng traffic lại là một chỉ số quan trọng đối với website và làm cách nào để tăng traffic cho web? Hãy cùng DMC agency tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Traffic trong marketing là gì?
Vậy traffic trong marketing là gì? Khi bước chân vào lĩnh vực marketing, bạn thường nghe rất nhiều đến các thuật ngữ như insight, khách hàng tiềm năng, thị trường,…Tuy nhiên có một khái niệm mà nhiều người sau khi đã bước vào marketing một thời gian mới biết tới và bắt đầu thắc mắc “ traffic trong marketing là gì?”
Traffic ở đây hiểu đơn giản là lượng người dùng truy cập website của bạn. Traffic phản ánh sức khỏe của website, là tiêu chí giúp đánh giá website của bạn có đang hoạt động hiệu quả hay không? Lượng traffic càng cao chứng tỏ trang web của bạn có càng nhiều người dùng biết tới và có nhiều cơ hội quảng cáo sản phẩm và bán hàng hơn. Do đó, mọi nhà bán hàng khi xây dựng website đều muốn tăng traffic cho web của mình.
Có những loại traffic nào?
Sau khi đã trả lời được câu hỏi traffic trong marketing là gì, hãy cùng tìm hiểu xem có những loại traffic nào và đặc điểm của mỗi loại để có thể ứng dụng tối đa vào việc tăng traffic cho web.
- Referral Traffic: Dịch một cách chính xác nhất thì Referral Traffic nghĩa là lượt truy cập qua giới thiệu. Điều đó nghĩa là khách hàng tìm đến trang web của bạn thông qua việc nhấp vào đường link được gắn trên một trang web không phải website của bạn chứ không phải chủ động tìm kiếm website.
- Social Traffic: Tương tự referral traffic, social traffic là một hình thức traffic gián tiếp, người dùng tiếp cận với trang web thông qua các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram,…Với lượng người dùng mạng xã hội đông đảo như hiện nay, đây là nguồn traffic vô cùng chất lượng và mang tính chuyển đổi cao.
- Direct traffic: Khác với referral traffic và social traffic, lượt truy cập của direct traffic không đến từ các nền tảng khác mà thông qua việc chủ động tìm kiếm vào thanh địa chỉ của khách hàng. Trường hợp khách hàng đã đánh dấu trang của bạn sau đó truy cập lại cũng được tính là một direct traffic.
- Organic traffic: Lượt truy cập được tính là một organic traffic khi khách hàng tìm đến trang web của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm. Điều kiện để được tính là một organic traffic là trang web phải xuất hiện tự nhiên, không phải qua quảng cáo.
Paid traffic: Khác với organic traffic, đây là loại traffic mất phí. Trang web của bạn sẽ hiển thị lên top đầu kết quả tìm kiếm của người dùng thông qua quảng cáo. Tuy Organic traffic vẫn luôn được đánh giá cao nhưng mất khá nhiều thời gian để được organic traffic cao, lúc đó paid traffic sẽ là lựa chọn tương đối tối ưu giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website.
Tầm quan trọng của traffic website
Đến đây, chắc bạn đã nắm rõ được traffic trong marketing là gì. Ở phần tiếp theo này, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của traffic website. Tại sao các doanh nghiệp lại muốn tăng traffic cho web.
- Traffic website giúp đánh giá độ phủ của doanh nghiệp
Như đã trả lời ở phần traffic trong marketing là gì, traffic thể hiện lưu lượng người dùng truy cập trang web của bạn. Do đó, chỉ số traffic càng cao chứng tỏ có càng nhiều người dùng truy cập trang web và biết đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn. Đặc biệt là các organic traffic luôn được đánh giá là nguồn traffic chất lượng cao. Khác với referral traffic và social traffic, người dùng đến với trang web qua organic traffic chủ động tìm kiếm thông tin sản phẩm và có ấn tượng với trang web của bạn.
- Tăng traffic cho web là tăng thứ hạng website
Lượng traffic là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng trang web của bạn, các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào đó để xếp hạng trang web của bạn trong kết quả trả về cho tìm kiếm của người dùng. Do đó, chỉ số traffic tốt giúp trang web của bạn dễ dàng đứng top trong kết quả tìm kiếm và tạo hiệu quả tiếp cận người dùng tốt hơn. Người dùng cũng có xu hướng cho rằng những trang web đứng đầu thường là trang web uy tín.
- Traffic tốt hỗ trợ nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
Như đã nói ở trên, traffic cao gần như đồng nghĩa với thứ hạng website cao. Khi lưu lượng truy cập trang lớn bạn sẽ có nhiều khách hàng hơn và tỉ lệ mua hàng cũng cao hơn. Đặc biệt là với organic traffic, khách hàng tìm kiếm và thấy website của bạn khi đã có sẵn nhu cầu, vậy việc của bạn bây giờ là làm sao để xuất hiện trước mặt khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm của mình.
- Tăng hiệu quả cho chiến dịch ads
Website được xem như cửa hàng trực tuyến của thương hiệu, đây là bộ mặt, là nơi thông tin thương hiệu được trình bày một cách đầy đủ và chuyên nghiệp nhất. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp bỏ tiền chạy quảng cáo để đổ traffic về website và khuyến khích khách hàng mua hàng tại đây.
- Giúp nâng cao doanh thu
Tỷ lệ chuyển đổi cao đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người có khả năng mua hàng của bạn hơn. Nếu nội dung website đủ chất lượng sẽ thôi thúc khách hàng mua và sử dụng sản phẩm từ đó giúp nâng doanh thu.
Cách tăng traffic cho web
- Tối ưu SEO
SEO là thuật ngữ miêu tả quy trình nâng cao thứ hạng website thông qua tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa SEO đồng nghĩa với việc nâng cao lượng organic traffic. Để có thể cạnh tranh với vô vàn doanh nghiệp khác cũng đang hoạt động trực tuyến, bạn phải tạo cơ hội để khách hàng biết đến mình. SEO là một trong những cách hiệu quả để website của bạn lọt lên trang đầu thứ hạng tìm kiếm.
- Xây dựng mạng xã hội
Bằng cách xây dựng tầm ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có cơ hội tăng direct traffic và referral traffic. Đây là một kênh hỗ trợ đắc lực để điều hướng khách hàng về website của bạn.
- Quảng cáo
Để có thể tăng lượng organic traffic cần một thời gian tương đối dài, lúc này bạn có thể lựa chọn quảng cáo, hay chính là paid traffic để website của bạn có cơ hội hiển thị nhiều hơn với khách hàng.
- Xây dựng blog
Blog này là những bài viết tồn tại ngay trên website của bạn. Nghĩa là, bạn không chỉ dùng website để bán hàng mà còn cung cấp kiến thức, câu chuyện, điều đó giúp giữ chân khách hàng ở lại trang của bạn lâu hơn, có cảm tình với thương hiệu của bạn và giúp tăng khả năng chuyển đổi.
- Email marketing
Gửi những thông tin hữu ích đến khách hàng thông qua email marketing và khuyến khích họ nhấp vào đường link dẫn đến trang web để tiếp tục tìm hiểu. Khi người dùng đã tiến đến website thì việc còn lại phụ thuộc vào chất lượng nội dung, hình thức website của bạn.
Tổng kết
Như vậy, sau bài viết này, bạn đã nắm được traffic trong marketing là gì? Cách phân loại traffic như: direct traffic, organic traffic, referral traffic. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn xây dựng website nhưng không biết bắt đầu từ đâu, thiếu nhân sự có chuyên môn, hay muốn tăng traffic cho web, hãy liên hệ với DMC agency ngay để được tư vấn.